Xin chào mọi người!
Đây là bài viết đầu trên trên Blog của em (thật cảm ơn bản thân vì đủ dũng cảm để viết và mở lòng sẵn sàng nhận ý kiến trái chiều)! Bài viết không theo mô típ logic, chỉ là những suy nghĩ của em về vấn đề dự án, em không chắc chắn về tính hữu ích của nó, cho đến khi được mọi người đọc và công nhận!
Đặt vấn đề: Hôm qua họp, mọi người cùng đặt ra câu hỏi thảo luận: “Chúng ta nên tiếp tục làm việc tại Púng Luông, hay dừng lại?”.
Theo em thực chất câu hỏi phù hợp cho dự án sau buổi họp phải là: “Chúng ta có nên cố gắng hoàn thiện những việc đang dở dang, hay chậm lại một nhịp để cùng nhau ổn định tất cả?”
Có nhiều thứ để chuẩn bị, tìm hiểu và suy ngẫm lắm, nhất là cho 1 câu trả lời trọn vẹn và thỏa đáng nhất với vấn đề thảo luận nêu ở đầu.
Hiện trạng: Trong các buổi họp với nội dung “khó nhằn” của dự án như: “Đại sứ”, “tự vận hành”, “khuyến đọc”, “kết nối sâu”... thường sẽ kéo dài từ buổi họp này qua cuộc gặp mặt khác. Và đôi khi những kết quả của buổi họp sẽ cho chúng ta một vài kết luận, hoặc không. Sau một khoảng thời gian, chúng ta sẽ lại gặp phải những vấn đề mới, và gốc rễ vấn đề vẫn nằm ở những nội dung “khó nhằn” cũ.
Đề xuất giải pháp (trước mắt):
“Chặng đường dài bắt đầu từ những bước chân nhỏ bé”
Điều đầu tiên mình cần làm không phải là đưa ra những quyết định khó nhằn trước, mà là những thay đổi nhỏ nhất trong khâu tổ chức, vận hành:
- Thứ nhất, em đề xuất thay đổi lại cách đặt nội dung và vận hành cuộc họp mới.
Vấn đề nhỏ 1: Nội dung cuộc họp quá: vĩ mô, mơ hồ, lan man. Lấy ví dụ: Hãy viết một bài phân tích về tác phẩm kinh điển tiếng Pháp, và tài liệu đính kèm là từ điển Pháp - Việt? Mọi người thấy đấy, phải cần thời gian đọc, dịch, phân tích, tranh luận với những người hiểu sâu về văn học Pháp, đúc rút kết luận và xâu chuỗi thành một bài phân tích. Tương tự với nội dung họp của chúng ta. Trời ơi, giải quyết được những vấn đề “chà bá” đó qua hai, ba buổi họp thì em giành giải Nghiên cứu khoa học rồi cũng nên!
Hãy chia nhỏ vấn đề lớn ra thành những vấn đề nhỏ, sau đó đặt nghi vấn cho các vấn đề đó trước buổi họp. Yêu cầu các thành viên cùng tìm hiểu qua tài liệu và brainstorm cho các vấn đề, combat trên blog forum, nghĩ xem đến lúc họp mình sẽ combat bằng lập luận nào thì hợp lý, đúc rút trước kết luận và chính kiến của bản thân thành viên. Cuối cùng thì, u try, me try, nothing matter!
Để làm được: Yêu cầu có không gian (forum, padlet, nhóm zalo,...) để thành viên đặt vấn đề và brainstorm. Coreteam chốt lại một số kết luận quan trọng trước buổi họp. Buổi họp đến thì chúng ta cùng thống nhất giải pháp cho những vấn đề nhỏ đó, rồi dần là vấn đề lớn hơn, hơn nữa,...
- Thứ 2, em đề xuất mọi người xem xét và suy nghĩ về nội dung mà Nguyệt Phùng trao đổi buổi họp trước nữa: Thành lập ban chuyên môn hay giữ vững vai trò coreteam - những người điều hướng dự án.
Vì hiện tại đối chiếu với tiêu chí cho một thành viên tham gia coreteam dựa trên "kinh nghiệm +chuyên môn ban+ thời gian tham gia+sự hiểu về dự án" nên em không đề xuất chị Nguyệt. Nhưng đặt vai trò “định hướng dự án” lên hàng đầu, em hoàn toàn đề cử chị Nguyệt vô core ( ý kiến này không đi kèm với đánh giá các bạn đã-đang-mới vào không đủ năng lực).
“Ban chuyên môn” (tên em mới nghĩ) là những người với trách nghiệm phân tích, suy nghĩ, hiểu sâu và đưa ra định hướng đúng đắn cho dự án tương lai. Ban chuyên môn cũng giống các ban mảng khác, có core ban tham gia coreteam, thông báo tiến độ, định hướng tương lai trước toàn dự án tương tự như KGKC hay Đối nội. Vì hiện tại nó chỉ dừng ở mức ý tưởng nên nếu mọi người thắc mắc gì về “ban mới” này, em sẽ giải đáp phía dưới.
Lấy ví dụ, bản thân em khi nhảy từ Đối nội qua Truyền thông làm, em chú tâm vào công việc “lan toả tinh thần Cội Rễ” mà không suy nghĩ gì nhiều về “kết nối sâu - quan tâm thành viên”. Tham gia 2 ban mảng rồi, em mới thấy khi vào một ban chuyên môn, trách nhiệm của mình sẽ lớn hơn, mình nghiêm túc và chuyên nghiệp hơn với chuyên môn đó (như vào lớp chọn vậy đó, hoặc bạn chuyên nghiệp hơn, hoặc áp lực hơn). Ban chuyên môn về dự án cũng vậy.
Bỏ hẳn coreteam hiện tại !?
Bình tĩnh! Thứ gốc rễ em đề xuất thay đổi là tiêu chí chọn core thôi. Một người giỏi ban mảng mình đang làm, thời gian bạn vào đủ lâu, bạn trách nhiệm và có suy nghĩ về dự án thì chưa đủ liên quan và mang tính thuyết phục rằng, những quyết định của bạn là đúng đắn với định hướng tương lai của dự án. Nếu để cách vận hành dự án như cũ, thành viên core vừa nghĩ sao cho ban mình hoạt động trơn tru, vừa nghĩ về tương lai dự án, thật khó khi một người vừa dùng não phải và não trái cùng lúc!
Theo em, nên đổi tiêu chí cũ thành tiêu chí mới & duy nhất: “Thành viên có suy nghĩ sâu về dự án ”. Mỗi quyết định, mỗi định hướng thành viên core đề ra đều mang tính quyết định sống còn, thành bại cho 1 dự án, tại sao không đặt tiêu chí này lên hàng đầu, và lúc đó mình sẽ chỉ nói: “Chúng ta chọn bạn ấy vì Thành viên này phù hợp nhất với vai trò coreteam, khi bạn có quan tâm và trăn trở với dự án đủ lớn, và chúng ta hoàn toàn tin tưởng bạn ấy chứ không phải vì "sự phù hợp trong thời điểm bây giờ""
Thế làm sao để chọn người cho coreteam với tiêu chí này đây? Ai mới nghĩ đủ sâu? Đo bằng thời gian tham gia dự án, hay sự hăng say khi brainstorm các vấn đề khó nhằn? Trả lời thì không khó, điều quan trọng là mọi người có đồng ý với điều mới này không đã.
Mọi người có thể thắc mắc, đâu có ai đặt ra cái tiêu chí: "core ban thì chắc chắn coreteam, mọi thứ đều là em suy diễn và hiểu sai hoàn toàn", thì, em ở đây để nghe mọi người đính chính đây. Có sai lớn thì có sửa lớn, em xin lỗi trước với bất kỳ thành viên nào trong dự án cảm thấy tiêu cực, không được tôn trọng bởi những ý kiến em nêu, em không hề có ý đó. Ý duy nhất em nghĩ khi hoàn thiện bài này là mong mình có thể bày tỏ quan điểm và những đề xuất cho một dự án phát triển, và "khoẻ" hơn!
Những gì em suy nghĩ đến đây là hết! Mong nhận được “cơn mưa phản bác” để em suy nghĩ bài tiếp ạ! Cảm ơn mọi người!