Bước chân của kẻ phiêu lãng kia vẫn qua những con phố quen, vẫn trong chiều nắng nhưng sao xa lạ, nhưng sao lạnh lẽo và trống vắng. Con phố xưa, nắng khuya chưa lên nhưng loài hoa đã chợt tím gọi lên nỗi buồn, gọi lên niềm nhớ. Mỗi hình ảnh đều gợi ra một dư ảnh xa, một dáng hình xưa về em, về mối tình xa, tình nhớ
Chiều qua bao nhiêu lần môi cười
Cho mình còn nhớ nhau
Chiều qua bao nhiêu lần tay rời
Nghe buồn ghé môi sầu
Ngày nào mình còn có nhau
Xin cho dài lâu
Ngày nào đời thôi có nhau
Xin người biết đau
Những tỳ vết của
tình yêu hằn in rõ rệt trên mỗi ca từ. Chiều xưa và chiều nay nhập
nhòe, hòa lẫn trong sắc nắng, trong nỗi buồn. Những môi cười, những tình
tứ, những hạnh phúc bên nhau đan xen cùng những lúc tay rời, chia ly,
môi sầu. Đoạn ca từ ngắn mà cất chứa bao suy nghiệm, bao nếm trải của
tình yêu. Đó là tình yêu mang vị ngọt môi cười và tình yêu mang vị đắng
biệt ly trên môi sầu. Nỗi nhớ tình xa, những dư ảnh và dư tình trong
chiều một mình qua phố làm những sợi dây tâm hồn rung lên khe khẽ. Để
rồi, ta nhắn nhủ nhau: “ngày nào mình còn có nhau/ xin cho dài lâu/ ngày
nào đời thôi có nhau/ xin người biết đau”. Lời nhắn kia là chút tinh
thật thà, nồng cháy của một tình yêu mang nhiều dự cảm rạn vỡ. Đâu phải
thể non hẹn biển, đầu bạc răng long, chỉ cần một ngày có nhau cũng dài
lâu bền chặt; và khi đời thôi có nhau xin người biết đau. Biết đau để
nhớ, biết đau để yêu, biết đau để hy vọng, biết đau để trân trọng tình
yêu của một ngày, một thời và mãi mãi. Khi người ta còn biết xót, biết
đau là khi người ta vẫn biết trân trọng, nâng niu tình cảm và hạnh phúc.
Chất triết lý ở ngay trong những lời ca giản dị, đời thường của kẻ tình
xa.
Hình ảnh trong những lời ca này vời vợi cảm hứng về thời gian. Dường như nó là một điệu
hồn đặc trưng, xuyên suốt trong ca từ của nhạc Trịnh. Chiều quan – thời
gian trôi – tay rời – tình xa – hạnh phúc tan theo chiều. Cái cảm quan
cô đơn dằng dặc, đổ một bóng dài trong toàn bài hát. Lắng đọng trong
thời gian chiều, nỗi nhớ lại mênh mang, chuồi đi theo không gian phố
bachduong.info 🙂)))
.